Đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của dây nhảy quang
Sản phẩm dây nhảy quang đã rất quen thuộc và trở thành một phần không thể thiếu trong ngành viễn thông, tuy vậy không phải người tiêu dùng nào cũng nắm rõ về đặc điểm cấu tạo của dây nhảy quang. Viễn Thông Xanh sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như những thông tin hữu ích khác về dây nhảy quang ở bài viết dưới đây.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
Những lưu ý khi chọn mua dây nhảy quang
Các loại dây nhảy quang Single Mode và MultiMode trên thị trường hiện nay
Top 3 dây nhảy quang Singlemode được sử dụng nhiều nhất
Dây nhảy quang là gì ?
Dây nhảy quang là một hoặc nhiều đoạn sợi quang( đoạn sợi quang dao động từ 1 cho tới 96 sợi quang ) với thiết kế mỗi đầu đều được trang bị sẵn đầu nối cáp quang, có dạng PC, UPC, APC thuộc các tiêu chuẩn như SC- Subscriber connector hay FC- Fiber connector, LC , ST , E2000,..Đường kính thông dụng của dây là 0.9, 2.0, 2.4, 3.0 mm.
Dây nhảy quang bao gồm các loại như sau : Dây nhảy quang SC/UPC – SC/UPC loại 3m/5m/10m,…hay dây nhảy quang SC/APC – SC/APC, LC/UPC – LC/UPC và dây nhảy quang FC/UPC – FC/UPC,…
Fiber optic path cord chính là tên Tiếng Anh của dây nhảy quang
Cấu tạo dây nhảy quang thế nào ?
Dây nhảy quang đang được sử dụng trên thị trường hiện nay có cấu tạo bao gồm 2 hoặc 4 đầu nối được chia đều ở 2 phía và ở giữa là đoạn sợi quang.
– Đầu nối: Đầu nối này gồm nhiều thành phần kết hợp với nhau. Hiện nay có rất nhiều kiểu như: SC/PC, ST/UPC, FC/APC,… Có hai thành phần phổ biến nhất là đầu nối SC và ST hay FC, với điểm tiếp xúc PC, UPC hay APC. Về SC (subscriber connector), FC (fiber connector) và ST (straight tip) là các kiểu đầu nối quang,nó có dạng hình vuông hoặc hình tròn…Phía trong đầu nối là ferrule,có chức năng bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule được làm từ kim loại, plastic, thủy tinh, hoặc gốm (ceramic) – chất liệu gốm là tốt nhất. Về đỉnh của ferrule, nó được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC (Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact), giúp chắc chắn chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất.
– Ống nối (hay còn gọi là Ferrule): được cấu thành từ kim loại, sứ hoặc nhựa chất lượng cao. Có cấu trúc dạng rỗng (thường là dạng trụ), ống nối có công dụng giữ chặt sợi quang.
– Thân đầu nối (hay còn gọi là Connector Body): được cấu thành kim loại hoặc nhựa, bên trong có chứa ống nối được cố định với lớp vỏ ngoài bảo vệ và lớp chịu lực
– Khớp nối (hay còn gọi là Coupling Mechanism): có nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị khác. Thuộc thân đầu nối.
Công dụng của dây nhảy quang:
Nếu như converter quang đóng vai trò như bộ chuyển đổi quang điện thì dây nhảy quang lại có vai trò kết nối các thiết bị quang hay các phụ kiện quang.
- Kết nối hộp phối quang ODF với thiết bị quang như Converter
- Kết nối các thiết bị truyền dẫn quang, phổ biến nhất chính là các modem quang
- Kết nối các hộp phối quang ODF với nhau.
Dây nhảy quang được ứng dụng rộng rãi trong: mạng truyền dẫn camera qua cáp quang, mạng truyền hình cáp, hệ thống thông tin quang, mạng truy nhập quang, mạng nội bộ LAN có sử dụng cáp quang, mạng truy nhập FTTx, FTTh…
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của dây nhảy quang. Viễn Thông Xanh hân hạnh là một trong những kênh phân phối sản phẩm dây nhảy quang chính hãng, giá thành cạnh tranh và đầy đủ CO,CQ theo yêu cầu của khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.