Chức FEF và LFP trên converter quang là gì?
Bộ chuyển đổi quang điện (hay converter quang) thường được sử dụng theo cặp để chuyển đổi tín hiệu dạng đồng sang dạng quang hoặc ngược lại để tăng khoảng cách truyền dẫn thông tin cho hệ thống mạng.
Tìm hiểu thêm: Converter quang là gì?
Tuy nhiên, trong hệ thống mạng được ghép nối từ 2 thành phần đồng – quang sử dụng các loại converter đời đầu, những chức năng còn hạn chế, nếu một bên liên kết bị lỗi, thiết bị ở phía bên kia sẽ tiếp tục hoạt động ngay cả khi không có dữ liệu nào được truyền dẫn sang, cùng với đó người quản trị mạng cũng không hề được thông báo về lỗi xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống mạng. Chính vì vây, Chức năng FEF và LFP đã ra đời và được tích hợp trên Converter quang để giải quyết vấn đề trên.
Chức năng FEF
FEF là viết tắt của Far End Fault. Đây là một giao thức tuân thủ tiêu chuẩn IEEE 802.3u có khả năng phát hiện các lỗi liên kết dữ liệu từ xa trong hệ thống mạng. Với chức năng FEF trên bộ chuyển đổi quang điện, người quản trị rất dễ dàng trong việc phát hiện các lỗi trong hệ thống. Khi phát hiện lỗi trong liên kết, bộ chuyển đổi phương tiện ở bên này sẽ truyền tín hiệu lỗi để thông báo cho bộ chuyển đổi phương tiện ở đầu bên kia. Sau đó, cả 2 liên kết tại các Converter sẽ đồng thời được ngắt. Bằng cách sử dụng trình chuyển đổi phương tiện FEF, lỗi trên liên kết có thể được phát hiện và khắc phục sự cố ngay lập tức, giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tối đa cho người sử dụng.
Phương thức hoạt động của FEF trên Media Converter
1.Nếu có lỗi xảy ra ở đầu RX của kết nối quang, FEF Media Converter A sẽ phát hiện lỗi.
2.Sau đó, Converter A thông báo lỗi tới Converter B ở đầu RX, điều này sẽ vô hiệu hóa việc truyền sợi TX của Bộ chuyển đổi phương tiện A.
3.Bộ chuyển đổi sợi quang A sẽ ngắt liên kết đồng của nó. Trên Switch Ethernet tương ứng, hệ thống đèn LED sẽ hiển thị trạng thái lỗi cho người sử dụng.
4.Mặt khác, Media Converter B cũng sẽ ngắt liên kết Ethernet của nó. Đèn LED cảu switch cũng sẽ hiển thị lỗi.
Chức năng LFP
LFP (Link Fault Pass Through) có nghĩa là lỗi liên kết của converter quang bên này sẽ được chuyển đến Converter ở phía bên kia. Chức năng này được sử dụng để giám sát các liên kết Ethernet được kết nối với bộ chuyển đổi quang điện từ thiết bị cục bộ. Khi một liên kết cáp đồng bị lỗi, bộ chuyển đổi quang điện sẽ chuyển trạng thái lỗi này sang đường truyền cáp quang với converter đối diện. Do đó, chức năng LFP trên bộ chuyển đổi quang điện có thể báo động ngay lập tức cho các quản trị viên mạng về sự cố của liên kết để đưa ra một giải pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu thêm:
Ứng dụng thực tiễn của cáp quang trong cuộc sống hiện nay
Các loại cáp mạng trong hệ thống mạng LAN
Cáp mạng Cat5e và Cat6 – Nên sử dụng loại nào
Phương thức hoạt động của chức năng LFP trên Converter quang
1.Kết nối đồng tới Converter quang A bị lỗi.
2.Chức năng LFP của Media Converter A thông báo cho Media Converter B về lỗi liên kết đồng và vô hiệu hóa kết nối sợi quang với Media Converter B.
3.Media Converter B vô hiệu hóa kết nối đồng của nó, Switch mạng tại đầu Converter B sẽ hiển thị trạng thái thông qua hệ thống đèn LED.
Lưu ý:
Nếu bạn có ý định kích hoạt chức năng FEF và LFP trên bộ chuyển đổi quang điện, hãy chắc chắn rằng tất cả các Converter sử dụng được hỗ trợ 2 chức năng này.
Trước khi lắp đặt, tốt hơn hết bạn nên nhờ sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia để hệ thống có thể làm việc hiệu quả và đạt công suất cao nhất.