Như các bạn đã biết trên tình hình báo đài, Tình hình Mỹ và Trung quốc khủng hoảng với chiến tranh thương mai. Mỹ cấm vận “Huawei” và Trung quốc đáp trả bằng cấm xuất khẩu “Đất hiếm”. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên ” Đất Hiếm”. Đây được gọi là loại khoáng còn “quý hơn vàng”. Viễn thông xanh sẽ sơ lược cho bạn đất hiếm là gì?
Đất Hiếm là gì, tại sao nó lại quý như tên gọi của nó?
Chúng là một loại quặng chưa 17 nguyên tố hoá học, đất hiếm được sử dụng trong ngành sản xuất thiết bị viễn thông và linh kiện điện tử, đồ điện tử, điện thoại di động hay thậm chí là thuốc chữa ung thư. Đây là loại hợp kim có tính dẫn điện và từ tốt.
Nếu không có loại kim loại này, chúng ta đã không thể sản xuất các loại thiết bị điện tử hiện đại như bây giờ, điển hình là smartphone,…
Thế giới lo sợ rằng đất hiếm càng ngày càng giảm. Nó khiến cuộc chạy đua nguyên liệu giữa Mỹ và Trung quốc trở nên gay gắt. Mới đây, Trung quốc đã cầm xuất khẩu đất hiểm sang mỹ bởi một trong những mỏ khai thác lớn nhất thế giới hiện nằm tại Trung Quốc.( ước tính có thể khai thác gần trăm năm nữa )
mỏ đất hiếm Bayan Obo tại trung quốc
Tuy nhiên, đất hiếm lại không thực sự hiếm như thế
Thậm chí, theo nghiên cứu ấy, đất hiếm có thể chiếm tới 20% nguyên tố tự nhiên, thậm chí nhiều gấp 2 lần lượng nguyên tố đồng trong vỏ Trái Đất.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại là mật độ phân phối của đất hiếm. Chỉ có một nước duy nhất sản xuất lượng lớn đất hiếm cho thị trường, đó là Trung Quốc với mỏ Bayan Obo khổng lồ. Nhưng dù trữ lượng có lớn đến mấy thì một ngày nào đó, mỏ cũng sẽ hết.
Đất hiếm và công cụ xung đột trong lịch sử loài người
Ngay khi đất hiếm mới được tìm ra, nó ngay lập tức trở thành một thành phần quan trọng trong cuộc sống và quân sự. Tiến bộ công nghệ đi kèm với việc cần nhiều hơn đất hiếm, và chúng trở thành trung tâm của xung đột tranh chấp
Khi mà nguồn cung cấp đất hiếm từ Scandinavi không còn đủ cho châu Âu, những nước này bắt đầu mở rộng tìm kiếm sang các nước khác qua hình thức xâm lược. Đất hiếm trở nên quan trọng bởi lẽ vào thời điểm Thế Chiến Thứ Nhất, tầm quan trọng của xeri trong sản xuất ngòi nổ và thuốc nổ là không thể thay thế.
Giữa thế kỷ 20, đất hiếm được sử dụng vào một vũ khí hiện đại hơn nhiều: neodymi được sử dụng trong công nghệ tên lửa xuyên lục địa và vũ khí định hướng bằng laser, samari được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân. Và lúc ấy, cuộc đua giành quyền kiểm soát đất hiếm bắt đầu.
Giá đất hiếm tăng đột ngột năm 2010 và rồi lại giảm trong 2 năm tiếp theo.
Ngày nay, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc còn có rất nhiều yếu tố khác, nhưng không thể phủ nhận rằng nguyên tố đất hiếm là một thứ dầu đổ vào chảo lửa đó.
Khai khoáng vũ trụ, một tia sáng mới trong ngành khai thác đất hiếm?
Nguồn đất hiếm trên Trái Đất có hạn, điều đó chắc hẳn đúng. Và nước Mỹ đang có những bước đi đầu tiên để kiếm tìm thứ kim loại này ở ngoài Trái Đất.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Vũ Trụ 2015, cho phép công dân có quyền khai thác và bán vật chất từ bên ngoài Trái Đất. Đạo luật này được ủng hộ bởi những công ty khai thác quặng ngoài Trái Đất và chính những công ty ấy cũng có động thái của riêng mình. Họ đã tiến hành phóng tàu vũ trụ thăm dò các thiên thạch trong không gian, nhằm tìm ra những nguồn đất hiếm kim loại khác hơn ngoài Trái Đất.
Khai khoáng trên vũ trụ là tương lai của việc khai thác đất hiếm?
Để khắc phục vấn đề về đất hiếm, lối đi sẽ là gì?
Một vấn đề khó khăn đi kèm với việc khai thác đất hiểm đó chính là hậu quả ô nhiễm mà việc khai thác để lại. Điển hình là khu vực quanh Bayan Obo đã bị tàn phá đến mức nặng nề khiến người dân không thể sống được ở nơi đây.
Ngành công nghiệp sản xuất đồ điện tử ( đặc biệt là viễn thông) vẫn cần đất hiếm, nhưng chúng ta cần những biện pháp khắc phục những vấn đề tồn tại xung quanh thứ kim loại quý giá này, trước khi tính tới những lợi ích mà thứ kim loại ấy mang lại.