Nhắc tới giao thức mạng bạn sẽ nghĩ đến cái tên nào? Bài viết ngày hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về giao thức SSH là gì? Với các nội dung cụ thể.
Nếu đây là điều bạn đang tìm kiếm thì bắt đầu với mình nào!
Giao thức Secure Shell – SSH là gì?
Secure Socket Shell hay được viết tắt SSH là một giao thức mạng với chức năng tạo kết nối mạng bảo mật.
Có nghĩa là SSH cho phép nhà quản trị truy cập vào các máy chủ từ xa thông qua một kênh riêng tư đã được mã hóa bảo mật.
Do đó người ta thường ứng dụng giao thức SSH trong quá trình quản lý và điều chỉnh các công việc từ xa như: tự động đăng nhập, hay thực hiện một số tác vụ cơ bản như chuyển dịch file.
Nguyên lý hoạt động của giao thức SSH là gì?
Về nguyên lý hoạt động, giao thức SSH bao gồm cả giao thức mạng và các tiện ích để triển khai giao thức.
Cụ thể, SSH hoạt động theo mô hình máy chủ khách với 3 hoạt động cơ bản:
– Hoạt động định danh: Xác định hệ thống tham gia phiên SSH
– Hoạt động mã hóa: Mã hóa bảo mật các dữ liệu.
– Hoạt động chứng thực: Xác nhận người truy cập có quyền vào hệ thống không.
Để chi tiết hơn mình sẽ cùng bạn đi tìm hiểu từng hoạt động một:
Định danh:
Để định danh được hệ thống làm việc, SSH thực hiện bằng “trao đổi khóa”. Các máy tính có hỗ trợ SSH đều có 1 khóa định danh (bao gồm khóa riêng và khóa công cộng)
Các dữ liệu được mã hóa bằng khóa riêng và giải mã bằng khóa công khai. Khi hai máy chủ cần trao đổi thì cần sử dụng khóa công cộng.
Để hình dung rõ hơn mình sẽ mô tả một phiên làm việc của SSH như sau:
Máy chủ (Server) => gửi khóa công cộng cho máy khách => Máy khách tạo ra 1 khóa ngẫu nhiên giống khóa công cộng máy chủ => Máy khách gửi máy khóa ngẫu nhiên cho máy chủ => Máy chủ nhận và giải mã khóa.
Mã Hóa:
Đúng như tên gọi của hoạt động này. Sau khi đã định danh được máy chủ và máy khách thì quá trình trao đổi sẽ được diễn ra qua bước mã hóa.
Có nghĩa là một bên sẽ gửi dữ liệu và được mã hóa lại, một bên sẽ nhận được dữ liệu và giải mã.
Hoạt động mã hóa và giải mã này phải được thống nhất giữa máy chủ và máy khách qua cơ chế: 3DES, IDEA và Blowfish. Và quyền chọn cơ chế này thuộc về máy khách là chính.
Hoạt động mã hóa này có mục đích chính là khiến dữ liệu không bị bên thứ 3 theo dõi được.
Chứng thực:
Hoạt động chứng thực là bước cuối cùng và có nhiều cách thực hiện như: chứng thực Rhosts, chứng thực RSA, chứng thực sử SSH-Keygen và SSH-Agent…
Việc chứng thực này bạn hay gặp nhất là chứng thực bằng mật khẩu để xác định xem người sử dụng có được truy cập vào hệ thống hay không.
Đây là quy trình để định danh máy chủ và máy khách trong phiên làm việc của SSH.
Vậy Giao thức mạng SSH ứng dụng như thế nào?
Với khả năng thiết lập các liên kết bảo mật cho nên SSH đảm nhiệm các chức năng trong hệ thống điều khiển từ xa, liên kết máy chủ:
– Truy cập từ xa.
– Trao đổi file bảo mật.
– Quản lý từ xa an toàn.
Lời Kết: Trên đây là những kiến thức căn bản về giao thức mạng SSH, mong là bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi SSH là gì? Và biết được cách giao thức mạng này hoạt động ra sao?
Mọi thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại dưới phần bình luận để mình trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm bài viết liên quan: