Hướng dẫn thi công lắp đầu nối RF cáp feeder 1/2
I.Cáp feeder là gì?
Cáp feeder ( rf cable, radio frequency, coaxial cable, feeder) là loại cáp đồng trục có cấu tạo gồm một dây đồng tại vị trí trung tâm (Inner conductor) và được bao bọc nhờ lớp vật liệu cách li điện môi có khả năng cách điện tốt (Insulation). Xung quanh chất điện môi được quấn bằng dây bện kim loại (Outer conductor) vừa có tác dụng làm dây dẫn vừa có tác dụng bảo vệ cho cáp đồng trục viễn thông khỏi sự tác động phát xạ nhiễm của điện từ làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính ổn định của đường truyền. Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc (Jacket thường được làm bằng chất không dẫn điện như: PVC, PE cao cấp).
Thi công đầu nối RF cáp feeder nói chung và cáp feeder 1/2 nói riêng sao cho chuẩn và chính xác luôn là vấn đề mà không chỉ rất nhiều người dùng mà còn cả những kỹ thuật viên đặc biệt quan tâm. Vậy thi công lắp đầu nối RF cho cáp feeder như thế nào, chuẩn bị những gì? Hãy cùng Viễn Thông Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây
II.Hướng dẫn thi công đầu nối RF cáp feeder ½
1.Các công cụ chuẩn bị:
-Kìm | -Kìm cắt kim loại |
-Thước kẻ | -Chổi quét bụi |
-Cưa | -Dao rọc giấy |
-Tool cắt cáp feeder | -Cờ lê |
-Dũa mài |
2.Các bước tiến hành:
Bước 1: Cắt dây
-Do để có thể thi công đầu nối RF cần bề mặt cáp bằng phẳng nên bước này được thực hiện nếu điểm nối đầu RF của cáp feeder không được bằng phẳng hoặc không đủ điều kiện thích hợp để thi công.
Bước 2: Tách lớp vỏ jacket
-Khoảng cách tách vỏ jacket tính từ điểm đầu cáp sau khi được cắt tốt nhất là 25mm
-Sử dụng dao rọc giấy tạo đường cắt dọc trên thân cáp sau đó nhẹ nhàng sử dụng kìm để tách lớp vỏ jacket bên ngoài.
Lưu ý: Tránh để dao rọc giấy hoặc kìm tác động hoặc làm biến dạng lớp vỏ kim loại bên trong, điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đường truyền cũng như chất lượng mối nối RF của dây.
Bước 3: Tách lớp vỏ kim loại (Insulation)
-Sử dụng tool chuyên dụng để tách vỏ kim loại và lớp cách li điện, sau đó nhẹ nhàng dùng kìm kéo lớp vỏ kim loại vừa được tách ra ngoài. Lúc này chỉ còn lõi dẫn truyền tín hiệu sẽ lộ ra. Sau khi tách vỏ, hãy đảm chiều dài lớp vỏ kim loại (outer conducor) lộ ra ngoài là khoảng 15 mm.
Bước 4: Cắt và mài lớp lõi dẫn truyền tín hiệu
-Chiều dài lớp lõi truyền tín hiệu để đảm bảo nó nối đầu RF tốt nhất là 10mm
-Khi cắt lớp lõi tín hiệu, không nên để lõi bị biến dạng. Sau khi cắt, sử dụng dũa mài hoặc tool chuyên dụng để làm mịn đầu nối. Góc vát nghiêng tốt nhất tại điểm đầu lõi dây để tiếp xúc với đầu RF là khoảng 45 độ.
Bước 5: Lắp đầu nối RF
-Đầu nối RF có cấu tạo bằng kim loại gồm 2 phần tách biệt và được kết nối với nhau thông qua gen xoắn
-Sau khi lắp phần chân đầu nối, dùng kìm hoặc tool chuyên dụng để mở rộng phần vỏ kim loại bên ngoài và loại bỏ 1 phần lớp cách li điện.
-Trước khi lắp phần đầu kết nối của đầu RF, sử dụng chổi quét để đảm bảo phần lõi truyền dẫn tín hiệu không còn bụi kim loại hay các tạp chất trong quá trình thi công bám vào.
-Sử dụng cờ lê để có thể gắn chặt 2 phần của đầu kết nối RF.
Quý vị có thể tham khảo chi tiết các bước thi công ở clip dưới đây:
Trên đây là bài hướng dẫn thi công gắn đầu RF vào cáp feeder ½, nếu quý vị cần được hỗ trợ, hoặc đang có nhu cầu đặt hàng, báo giá các sản phẩm cáp feeder, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Viễn Thông Xanh. Hiện tại, Công ty Cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam là một trong những đơn vị phân phối các sản phẩm cáp feeder chính hãng đến từ các thương hiệu Hansen, Rosenberger,… với đầy đủ CO, CQ hỗ trợ các dự án trong nước. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc tham khảo trực tiếp các sản phẩm cáp feeder tại:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 53, đường Phạm Tuấn Tài, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]