Khi lựa chọn tủ rack cho Trung Tâm Dữ Liệu, Ngoài chất liệu cũng như giá thành, Việc bạn cần quan tâm nhất là số lượng đột lỗ trên tủ rack. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng tủ rack cần tỉ lệ đột lỗ 80% để giải nhiệt tủ rack và hệ thống tải mật độ cao với công suất 30kW trở lên/mỗi tủ, nhưng một số khác lại cho rằng tỉ lệ đục lỗ 64% là đủ. Với việc công nghệ thông tin và TTDL đang phát triển mảnh như hiện nay, đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, VTXVN sẽ đưa cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Phân tích luồng khi được tản nhiệt thông đột lộ trên tủ rack
Để phân tích được khả năng tản nhiệt qua các đột lỗ và mức suy hao áp suất.Tổn thất năng lượng khi qua tấm thép đột lỗ có liên quan trực tiếp đến vận tốc của luồng khí khi đi qua tấm thép đột lỗ đó và các tổn thất khác do ma sát (lượng suy hao rất nhỏ). Mối quan hệ này được thể hiện bằng phương trình Bernoulli rút gọn như bên dưới
AFCMD : Tỉ lệ thông khí của bề mặt cửa lưới
SD : Tổng diện tích phần đột lỗ
Fea : Tỉ lệ phần trăm phần đột lỗ
Ac : Chiều rộng của phần đột lỗ
Hrmu : Chiều cao của 1U (1.75in)
Nrmu : Số U của tủ rack
Những thông số kỹ thuật này được thực hiện với sự đơn giản hóa và giả định tối đa về luồng khí và vận tốc di chuyển của luồng khí khi đi qua lỗ đột trên cửa tủ với các thiết bị IT được lắp đầy bên trong. Ngoài ra, tiêu chuẩn BICSI cũng giả định rằng nếu lỗ đục chiếm 63% độ thông thoáng, thì ảnh hưởng của bề mặt đột lỗ đối với áp suất sẽ được giảm thiểu tối đa.
Xác định kích thước và kiểu đột lỗ cho từng loại tủ rack
Nhìn vào phương trình rối rắm trên, bạn có thể sẽ bị bối rối. Tuy nhiên bước đầu tiên để chọn lỗ đột phù hợp với ứng dụng là bạn phải hiểu được các yêu cầu về luồng khí cho các thiết bị chứa trong tủ.
Ví dụ, bạn có 1 tủ rack chứa thiết bị IT với tổng tải 30 000W bao gồm server, switch và các thiết bị sinh nhiệt khác, bạn muốn thiết bị của bạn hoạt động tại nhiệt độ 30°F (16.7°C) và cần lưu lượng khí 3154 CFM (1.49 m3/s) để làm mát cho hệ thống tủ rack của bạn. Lưu ý CFM là đơn vị đo lưu lượng gió trong 1 phút (đơn vị tính theo m<sup>3</sup>/s), CFM càng lớn thì gió càng nhiều.
- Kiểu lỗ đột 40% gây suy hao áp suất là 0.08”H20 (20.0Pa)
- Kiểu lỗ đột 56% gây suy hao áp suất là 0.045”H20 (11.2Pa)
- Kiểu lỗ đột 64% gây suy hao áp suất là 0.034”H20 (8.5Pa)
- Kiểu lỗ đột 80% gây suy hao áp suất là 0.03”H20 (7.5Pa)
Từ hình trên, bạn có thể thấy chênh lệch mức suy hao áp suất giữa kiểu lỗ đột 80% và 64% thấp hơn 0.004”H20 (1 Pa), một con số rất nhỏ đối với các thiết bị IT. Từ 2 ví dụ trên, bạn có thể thấy được nếu thiết kế lỗ đột cho cửa sẽ giúp cho sự tản nhiệt tủ rack, với diện tích đột lỗ 2” x 6” (0.6m x 1.8m) và yêu cầu vận tốc luồng khí thấp hơn 263 LFM (1.3 m/s), ảnh hưởng do các kiểu đột lỗ với nhau là thay đổi không đáng kể. Và với trường hợp yêu cầu vận tốc luồng khí 394 LFM (2.0 m/s), kiểu lỗ đột từ 56% trở lên sẽ được chấp nhận và sự khác nhau giữa kiểu lỗ đột 64% so với 80% là không đáng kể.
VTXVN hiện đang là đơn vị phân phối các loại tủ rack cũng như các kiểu đột lỗ khác nhau, các bạn có thể liên lạc với kĩ thuật viên chúng tôi để được tử vấn tận tình giữa tủ và thiết bị lắp đặt của bạn
Kết Luận
Trong bài viết này, VTXVN đã đưa ra một số phân tích cơ bản về thông số cũng như cách tính độ suy hao khi chúng ta sử dụng các dạng đột lộ khác nhau trên tủ rack . Ngoài ra, chúng ta nên hiểu rằng áp suất không phải yếu tố duy nhất khi lựa chọn tản nhiệt tủ rack, mà cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác như khả năng bảo mật cho các thiết bị , kết cấu chịu lực và kiểu dáng công nghiệp. Hãy xem xét đến các yếu tố này nhằm cân bằng giữa các tính năng và hiệu suất để lựa chọn được giải pháp phù hợp và mang đến hiệu quả cao nhất.