Máy chủ SIP là một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp sử dụng điện thoại VoIP. Bài viết này mình sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết và cách thức hoạt động của máy chủ SIP. Từ đó tìm hiểu lý do tại sao nó quan trọng với doanh nghiệp. Bắt đầu nào!
SIP – Giao thức khởi tạo phiên là gì?
SIP là một giao thức báo hiệu dùng để thiết lập, định cấu hình và kết thúc các phiên tạo ra giữa hai điểm cuối trên mạng. SIP hỗ trợ các cuộc gọi audio và video từ điểm cuối này đến điểm cuối khách bằng các sử dụng IP, cũng như sử dụng nhắn tin nhanh, thông tin hiện diện hay truyền file.
Năm 1999 IETF (lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật internet) đã xuất bản RFC 2543. Đây là tiêu chuẩn xác định giao thức khởi tạo phiên – SIP. Đây là bản tiêu chuẩn nâng cấp để khắc phục các thiếu sót của bản H.323, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các máy chủ thông tin định tuyến cuộc gọi tập trung.
RFC 2543 đem lại kết nối tốt hơn và hỗ trợ cả đường truyền đơn hướng và đa hướng và thiết kế tối ưu đơn giản hơn. Hiện tại tiêu chuẩn này đã được thay thế bởi các phiên bản mới hơn của giao thức nhưng vẫn phù hợp đến ngày nay vì nó cung cấp nền tảng để xây dựng các tiêu chuẩn khác.
VoIP và SIP có phải là một?
VoIP liên quan tới các cuộc gọi thoại diễn ra qua internet. Nó dựa vào kết nối dữ liệu để truyển thông tin các gói thoại thay vì mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN).
SIP là giao thức tiêu chuẩn công nghiệp cho phép giao tiếp VoIP giữa các thiết bị. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép văn bản và video để hệ thống liên lạc của bạn có thể linh hoạt hơn và tương tác với nhau. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ trung kế SIP cũng có thể cung cấp VoIP và truyền thông hợp nhất dưới dạng dịch vụ (UCaaS).
Máy chủ SIP là gì?
Máy chủ SIP là thành phần quan trọng trong mọi hệ thống PBX (Private Branch Exchange). Nó xử lý giao thức và định tuyến tất cả cuộc gọi SIP trong mạng.
Các máy chủ SIP cho phép thực hiện liên lạc giữa hai hoặc nhiều người dùng sử dụng SIP cho dù ở bất cứ đâu. Nó cũng có thể được sử dụng để tạo, sửa đổi hoặc chấm dứt cuộc gọi điện thoại theo yêu cầu từ các loại thiết bị khác trên mạng. Nó thực hiện chức năng như: báo hiệu cuộc gọi, thiết lập cuộc gọi và quản lý xác thực người dùng.
Máy chủ SIP có thể được triển khai trong mạng nội bộ của tổ chức hoặc máy lưu trữ bởi nhà cung cấp dịch vụ. Phần cứng của các máy chủ có đủ kích thước từ nhỏ đến lớn. Nó có thể nhỏ gọn chỉ như một chiếc máy tính hoặc cũng có thể yêu cầu nhiều CPU và ổ cứng. Nếu sử dụng dịch vụ máy chủ trên đám mây, bạn sẽ không cần bảo trì, hay bất kì thiết bị vật lý nào tại địa điểm kinh doanh.
Máy chủ SIP hoạt động như thế nào?
Hãy nghĩ về máy chủ SIP như một “khu vực tổ chức”. Nó chịu trách nhiệm truyền và kết thúc cuộc gọi thông qua hai loại máy chủ. Có hai loại máy chủ proxy SIP gồm: máy chủ không trạng thái và máy chủcó trạng thái.
Sự khác biệt chính là máy chủ proxy không trạng thái không lưu bất kỳ thông tin nào từ phiên trước đó, trong khi máy chủ proxy trạng thái thì có.
Máy chủ ủy quyền SIP không trạng thái
Stateless SIP Proxy có thể hiểu là một máy chủ proxy không lưu trữ bất kỳ thông tin cuộc gọi nào. Cũng tức là không có bản ghi nào thường được lưu giữ để khắc phục sự cố và quản lý kết nối.
Nhưng nhờ đó, Các proxy không trạng thái hoạt động với mức sử dụng bộ nhớ và CPU ít hơn so với các proxy SIP có trạng thái vì chúng không cần lưu trữ thông tin trên các kết nối.
Ngoài ram, Chúng cũng được hưởng lợi từ khả năng mở rộng hơn về mặt cân bằng tải và có thời gian phản hồi yêu cầu ngắn hơn do không cần dành thời gian xử lý yêu cầu trước khi trả lại.
Máy chủ ủy quyền SIP có trạng thái
Trái ngược với các proxy không trạng thái chỉ định tuyến các gói, máy chủ proxy SIP có trạng thái lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến mỗi cuộc gọi.
Do đó nếu có bất kỳ sự cố nào với kết nối của bạn, bạn có thể quay lại và xem nhật ký từ các cuộc gọi của mình. Hơn nữa, nếu một tác nhân người dùng SIP ngừng hoạt động, nó có thể thiết lập lại kết nối với điểm cuối khác mà không cần phải bắt đầu một phiên mới.
Điều này giúp tiết kiệm băng thông và thời gian cho cả hai bên không bị chậm trễ khi thiết lập kết nối mới.
Kéo theo đó, Nhược điểm là các proxy SIP trạng thái có nhiều chi phí hoạt động hơn so với các proxy không trạng thái và cũng đắt hơn vì chúng cần nhiều tài nguyên hơn để lưu trữ dữ liệu.
Lợi ích chính của máy chủ SIP
Máy chủ SIP mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giảm chi phí băng thông, nâng cao khả năng xử lý cuộc gọi, tăng số lượng và chất lượng quay số.
SIP có độ trễ thấp hơn so với các giao thức khác, do đó có ít thời gian trễ hơn giữa thời điểm bạn nói và thời điểm người ở đầu dây bên kia nghe thấy lời nói của bạn.
Thêm một điều nữa là. doanh nghiệp có thể tiết kiệm nhờ chi phí thấp hơn do ít đường dây điện thoại hơn hơn thế nữa còn có tính di động cao hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng các thiết bị khác nhau cho mục đích liên lạc và tăng cường bảo mật.
Máy chủ SIP giúp tăng bảo mật mạng bằng cách kiểm tra danh tính của người dùng trước khi họ có thể gửi hoặc nhận bất kỳ gói dữ liệu nào.
Sự khác biệt giữa Máy chủ SIP và SIP Trunking là gì?
Điểm chung dễ nhầm lẫn của hai thuật ngữ này chính là đều sử dụng giao thức SIP. Tuy nhiên, máy chủ SIP là thiết bị mạng dựa trên Internet trong khi SIP Trunking là dịch vụ điện thoại kết nối tổng đài IP của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet.
SIP Trunking là đường mạng ảo thay vì sử dụng đường dây mạng thật Analog và sử dụng để thay thế các hệ thông PBX cũ. Thay vì đường truyền thực hiện qua các đường PSTN thì giờ đây cuộc gọi được định tuyết qua các nhà ISTP.
Lời Kết:
Giao thức SIP là công nghệ đóng vai trò quan trọng với nhiều mục đích khác nhau. Máy chủ SIP cũng vậy chẳng hạn như: hội nghị truyền hình, gửi tin nhắn nhanh, hay chuyển tiếp cuộc gọi và các loại dịch vụ liên quan đến quộc gọi khác.
Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được máy chủ SIP là gì và lợi ích của nó mạng lại cho doanh nghiệp thế nào? Mọi góp ý hay thắc mắc vui lòng để lại dưới phần bình luận để mình trả lời các bạn sớm nhất!
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cuộc gọi SIP là gì? Cách thức hoạt động và lợi ích của nó với doanh nghiệp
SIP Forking là gì? Cách nó hoạt động mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tổng đài IP là gì? Thành phần của một hệ thống IP là gì và mang tới lợi ích gì?