Tủ rack là một trong các thiết bị quan trọng giúp cho việc quản lý và bảo vệ các thiết bị mạng trong các doanh nghiệp hoặc trung tâm dữ liệu lớn. Vậy tủ rack thường đi kèm với những phụ kiện nào, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Các loại khay
Trong tủ rack có hai loại khay cơ bản là khay cố định và khay trượt. Khay cố định là loại khay được bắt vít cố đinh vào hai thanh đứng dọc của tủ rack, loại khay này được ứng dụng để đặt các thiết bị lớn có trọng lượng cao, ít phải thường xuyên kiểm tra.
Khay trượt là loại khay được thiết kế có thể dễ dàng kéo ra, đẩy vào, thường được ứng dụng đặt các thiết bị có trọng lượng nhẹ hơn, thường xuyên phải kiểm tra, bảo trì. Việc dễ dàng kéo ra đẩy vào như thế đem lại sự thuận lợi cho các kỹ thuật viên.
2. Thanh quản lý cáp
Thanh quản lý cáp là một phụ kiện đơn giản trong tủ rack những lại đóng vai trò lớn trong việc quản lý và bảo vệ các thiết bị. Thanh quản lý cáp được gắn dọc theo chiều cao hoặc gắn ngang theo chiều rộng của tủ mạng tủ rack, thích hợp cho việc quản lý các dây cáp chạy dọc từ trên xuống dưới, tối ưu không gian bên trong tủ.
Thanh quản lý cáp có thiết kế với các rãnh giúp phân tách và tổ chức các dây cáp một cách rõ ràng, tiện lợi cho việc phân luồng và định tuyến cáp.
3. Thanh nguồn PDU
Thanh nguồn PDU có vai trò phân phối điện năng từ một nguồn duy nhất đến các thiết bị mạng trong tủ rack để duy trì hoạt động ổn định và liên tục. Thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt trong tủ rack, thanh nguồn PDU giúp tối ưu hóa không gian sử dụng bên trong tủ.
Thanh nguồn PDU được trang bị các tính năng bảo vệ như chống sốc điện, chống quá tải, và bảo vệ quá áp, giúp bảo vệ thiết bị khỏi các sự cố về điện.
4. Quạt thông gió
Việc lắp đặt quạt gió trong tủ rack giúp đảm bảo nhiệt độ hoạt động bên trong tủ rack được tối ưu nhất. Các thiết bị mạng như máy chủ, switch, router khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt. Quạt thông gió giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tránh tình trạng quá nhiệt gây hỏng hóc các thiết bị và giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống mạng.
Quạt thông gió thường được gắn trên nóc của tủ rack, giúp hút không khí nóng lên và ra ngoài, duy trì luồng không khí từ dưới lên trên
5. Bánh xe
Đối với các loại tủ rack đứng sẽ được trang bị thêm phần bánh xe dưới chân tủ rack. Các tủ rack đứng thường sẽ có kích thước lớn nên thường được đặt kê gọn tại một góc và chứa nhiều thiết bị mạng có trọng tải nặng. Vậy nên việc trang bị thêm bánh xe sẽ giúp các kỹ thuật viên có thể dễ dàng đẩy tủ rack ra vị trí thuận tiện để có thể dễ dàng kiểm tra, quản lý và sữa chửa khi có sự cố xảy ra.
6. Cửa tấm liền hoặc cửa lưới, mica
Nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng khác nhau mà tủ rack được thiết kế với nhiều loại như cửa tấm liền. cửa lưới hoặc cửa mica. Mỗi loại cửa này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào từng ứng dụng cụ thể mà người dùng sẽ có những lựa chọn sao cho phù hợp nhất
- Cửa tấm liền là loại cửa có thiết kế kín, ít khe hở, không thể quan sát từ ngoài vào bên trong
- Cửa lưới là loại cửa được trang bị một lớp lưới, thông qua những khoe hở của lớp lưới này àm nhiệt độ bên trong tur ack có thể tản ra bên ngoài, giúp duy trì nhiệt độ ổn định hơn.
- Cửa mica là loại cửa có thiết kế một tấm mica trong suốt, người dùng có thể dễ dàng quan sát các thiết bị bên trong, nhưng với thiết kế kín, nhiệt độ nóng bên trong ít được thoát hơi ra ngoài hơn so với loại cửa lưới.
7. Khóa tủ
Bên ngoài cửa tủ sẽ được trang bị một ổ khóa giúp người dùng có thể quản lý và bảo vệ các thiết bị bên trong, tránh được các trường hợp bị đánh cắp hoặc thay đổi sự sắp xếp bên trong tủ không mong muốn.
8. Patch panel
Patch panel trong tủ rack có vai trò quản lý, là kết nối trung gian giữa các thiết bị trong tủ rack. Phía mặt sau của Patch panel có các dây dẫn đến từ các thiết bị, ở mặt trước Patch panel có các các cổng nối đến các thiết bị router, switch,…Khi bất ngờ có sự cố xảy ra, chỉ cần rút các đầu nối này ra để ngăn chặn sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Xem thêm: