Những điều cần biết khi lựa chọn tủ rack
- Kích thước phù hợp
Việc lựa chọn tủ rack có kích thước phù hợp là vô cùng quan trọng vì kích thước của tủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới 2 yếu tố: việc bố trí tủ trong phòng hệ thống và không gian chứa các thiết bị bên trong tủ mạng. Tủ đựng thiết bị hiện nay được đo theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ngành Công nghiệp Điện tử (Electronic Industries Alliance – EIA), gọi là “Đơn vị tủ” (Rack Units) kí hiệu là: “U” (với 1U=44.5 mm)
Điều cần lưu ý nhất chính là không gian bố trí thiết bị trong tủ mạng. Quý vị cần phải ước lượng được các thiết bị sử dụng trong tủ để có thể lựa chọn loại tủ phù hợp nhất như các thiết bị điều chỉnh môi trường tủ, các thiết bị quản lý điều khiển điện, các màn hình LCD và hay các thiết bị khác như converter quang, hộp phối quang ODF,…. Ví dụ, thay vì Quý vị phải sắp xết không gian cho 20 máy chủ loại 2U, thì Quý vị có thể chọn loại tủ có chiểu cao là 44U để đặt được tất cả các thiết bị và linh phụ kiện kèm.
Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định đúng được kích thước bao ngoài của tủ rack để sắp xếp không gian sử dụng, thuận tiện nhất cho việc di chuyển qua cửa phòng, di chuyển đến vị trí lắp đặt cũng như đảm bảo tốt được các yêu cầu về quy tắc an toàn. Quý vị cần lưu ý, luôn tuân thủ các kỹ thuật lắp đặt trong tủ rack như sử dụng các thiết bị nặng phía dưới của tủ, hãy xác định trước vị trí lắp đặt của các thiết bị của mình và tốt hơn hết Quý vị nên cần sự tư vấn từ các chuyên gia kỹ thuật để việc lắp đặt và sắp xếp được tối ưu nhất.
Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết: “CÁCH BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG TỦ RACK SAO CHO HỢP LÝ, ĐÚNG KỸ THUẬT?“
- Các biện pháp an toàn cho tủ rack
Sự bảo vệ an toàn thích hợp là rất cần thiết đối với việc vận hành của các thiết bị bên trong. Vì vậy, việc hiểu rõ nhu cầu sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn Tủ rack của bạn là rất quan trọng. Hiện tại trên thị trường các sản phẩm tủ rack đều có rất nhiều những tùy chọn về thiết kế để Quý vị có thể tùy chọn theo nhu cầu của mình.
Hãy bắt đầu từ những lưu ý mua các tủ rack có khóa cả ở phía trước và sau của tủ, hiện nay Viễn Thông Xanh đang phân phối rất nhiều sản phẩm tủ rack, tủ mạng tùy chọn theo nhu cầu của người dùng. Tiếp theo, hãy sử dụng các thiết bị kiểm soát môi trường để luôn chủ động kiểm soát và theo dõi mọi hoạt động của các thiết bị trong tủ. Ngoài ra, hãy cho phép các nhà quản trị kiểm soát liên tục cường độ dòng điện trên mỗi mạch, thoát nước, nhiệt độ và các thay đổi khác, sau đó hãy gửi các thông báo tự động qua SMTP/SMS, SNMP khi các sự cố vượt ngưỡng an toàn xảy ra.
- Lựa chọn tủ mạng được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của bạn
Hầu hết các nhà sản xuất hiện nay cho phép người dùng có thể tùy chọn cho các sản phẩm tủ rack của mình sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu sủ dụng. Dưới đây là một số bộ phận trên tủ mà Quý vị cần lưu ý nhất khi lựa chọn:
Các tấm Panel đặt phía trên hay bên cạnh:
Các tấm Panel trên nóc tủ bảo vệ các thiết bị khỏi các vật liệu bên ngoài. Tùy chọn bao gồm các khe đục lỗ để thông gió, các khe dẫn dây cho việc quản lý cáp bổ sung và lắp đặt quạt thông gió. Các tấm Panel bên cạnh dùng để bảo vệ và thường có sẵn một lựa chọn như: bảng cố định, bảng di chuyển, bảng với lỗ thông gió (louvered).
Kệ tủ:
Các nhà cung cấp một số lựa chọn kệ tủ rack bao gồm kệ cố định hoặc có thể điều chỉnh với khung 4 điểm, các kệ tủ có bảng điều khiển trượt có khung 2 điểm có các lỗ thoáng và khả năng chịu nặng hoặc các kệ tủ chân quỳ, và các kệ trung gian. Hãy lựa chọn kệ tủ có chiều sâu là 6 inches nhỏ hơn tổng chiều sâu của tủ – ví dụ, nếu bạn chọn tủ có chiều sâu 30 inches thì kệ tủ nên có chiều sâu là 24 inches.
Chân tủ:
Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 2 loại chân tủ rack chính (ngoại trừ các loiaj tủ mạng dạng treo) là:
+Chân dạng chống: Loại chân này giúp luôn có định chân tủ trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa việc di chuyển ảnh hưởng tới các thiết bị bên trong.
+Chân dạng bánh: Loại này hỗ trợ cho người sử dụng trong quá trình di chuyển, tăng tính cơ động cho tủ rack. Một số loại bánh xe ở chân tủ có khóa cố định bánh xe.
Ngoài ra còn có các loại tủ rack được tích hợp cả 2 loại chân này.
Các khay trượt:
Hầu hết các tủ đều đi theo 2 bộ khay trượt. Tuy nhiên việc sử dụng khay trượt hay không lại phụ thuộc rất nhiều từ việc bố trí các thiết bị trong tủ. Hầu hết các nhà sản xuất đều cho phép bạn lựa chọn các khay trượt đa năng (square holes fitted with cage nuts). Các khay trượt đa năng sẽ hỗ trợ 19 inches chiều rộng lắp đặt các thiết bị mạng và toàn bộ thiết bị máy chủ. Tiêu chuẩn khay trượt của EIA đảm bảo 19 inches chiều rộng để có thể tùy chọn lắp đặt cho mọi loại tủ. Các khay trượt thường có lỗ hình vuông đạt tiêu chuẩn ANSI/EIA-310-D (1992).
- Xác định phương pháp làm mát cho tủ rack
Do tủ rack là nơi tập trung rất nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc nên việc kiểm soát nhiệt độ tủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất và khả năng hoạt động của các thiết bị trong tủ.
Sức nóng thoát ra từ mỗi loại tủ rack là khác nhau, tùy thuộc vào loại thiết bị cũng như mật độ bố trí.
Các tủ đựng thiết bị mạng có lỗ thông khí trên toàn thân tủ:
Lựa chọn các tủ có các lỗ thông khí trên toàn thân tủ để tối đa sự thông thoáng là phương pháp làm mát đầu tiên và phổ biến nhất trên các sản phẩm tủ mạng hiện nay. Bên cạnh đó, Quý vị có thể lắp đặt các thiết bị làm mát và thoáng khí bao quanh phòng đặt máy chủ ( như: quạt, thông gió, điều hòa không khí và/hoặc các đơn vị điều hòa nhiệt độ phòng máy tính (Computer Room Air Conditioning – CRAC).
Các loại tủ rack hoàn toàn kín:
Đối với các hệ thống đòi hỏi nhiều năng lượng và mật độ máy chủ nhiều và dày, thì các máy làm mát bằng chất lỏng (Liquid Cooling Units) sẽ được sử dụng. Một trong những lợi ích tốt nhất của các máy làm mát chất lỏng là chúng vừa mang lại hiệu quả lại vừa không hề ảnh hưởng tới sự tồn tại của hệ thống HVAC. Các máy làm mát bằng chất lỏng được gắn tại các chân giá đỡ, trong 1 tủ “bên hông” (side car) với 3 mô-đun làm mát cho mỗi tủ, và có thể cung cấp khoảng 30kW công suất làm mát.
Các thiết bị điều hòa không khí thường không được sử dụng phổ biến trong các trung tâm dữ liệu truyền thống mà có hệ thống CRAC đầy đủ. Tuy nhiên, nếu các thiết bị IT được đặt ở ngoài môi trường trung tâm dữ liệu có kiểm soát, như nhà kho hoặc nhà máy, đôi khi người dùng có thể sử dụng các tủ điều hòa không khí. Điều quan trọng cần lưu ý là các tủ điều hòa không khí chỉ được sử dụng trong không gian công nghiệp hoặc những không gian lớn, bởi vì chúng phát ra hơi nước và tiếng ồn tương đối lớn, ngoài ra chúng còn hút khí nóng vào trong phòng đặt các thiết bị này. Trong một căn phòng lớn, sức nóng sẽ được phân tán đều ra ngoài. Còn ngược lại, trong một không gian nhỏ hoặc trong một căn phòng bị hạn chế không gian như buồng kho, thì khí nóng sẽ bị hút vào từ bộ phận AC, điều này sẽ khiến không gian phòng trở nên rất nóng. Nếu một bộ phận AC được sử dụng trong một căn phòng nhỏ, ta cần phải thực hiện các phương pháp lưu thông không khí tốt để đẩy khí nóng ra bên ngoài. Các mô-đun điều hòa sẽ có công suất làm mát khác nhau, vậy nên hãy lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của Quý vị.
Dưới đây là những công thức giúp Quý vị có thể ước lượng được nhiệt năng tỏa ra sát nhất để có thể lựa chọn máy điều hòa có công suất thích hợp:
- Cộng tổng công suất điện của các thiết bị trong tủ, sau đó chuyển đổi thành đơn vị BTU (danh sách công suất trung bình thông thường của 1 thiết bị). Quý vị có thể xác định công suất của các thiết bị theo công thức Watts = Volts x Amps (1000W = 1kW).
- Nếu sử dụng máy điều hòa thì hãy lưu ý rằng với 1kW được sử dụng, thì 3412.14BTU sẽ được phát ra. Sau khi quy đổi ra BTU, Quý vị có thể lựa chọn loại điều hòa thích hợp nhất để có thể sử dụng.
Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết: “[LƯU Ý] LỰA CHỌN KHẢ NĂNG TẢN NHIỆT CỦA TỦ RACK DỰA TRÊN SỐ ĐỘT LỖ TRÊN TỦ“
Một số thủ thuật khác
Có một số cách khác để cải thiện việc làm mát cho tủ rack như: Sử dụng các tấm chắn (blanking panels) để quản lý việc lưu thông khí, lựa chọn Tủ rack với các ống dẫn dây gắn sẵn để tiện hơn cho việc quản lý cáp và cải thiện không khí trong tủ. Không nên sử dụng các thiết bị quá cũ và lỗi thời trong tủ rack để tối đa hóa hiệu suất làm việc và giảm thiểu nhiệt lượng tỏa ra của các thiết bị trong tủ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc lựa chọn tủ rack để sử dụng trong hệ thống mạng, điện. Nếu Quý vị còn có những thắc mắc hay cần tư vấn trong việc lựa chọn tủ mạng sử dụng phù hợp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Viễn Thông Xanh để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Bài viết rất hữu ích, toàn những thông tin mình cần tìm bấy lâu nay. Cám ơn ad nhé