Internet hay mạng đã trở thành thứ không thể thiếu hiện nay. Nó chi phối con người từ cuộc sống hàng ngày đến công việc chúng ta làm.
Mình cá là bạn đã nghe đến giao thức mạng và Protocol nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc nó có nghĩa là gì không?
Bài viết này mình sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về giao thức truyền thông – Protocol là gì? Bắt đầu với mình nào!
Protocol là gì?
Protocol (hay còn gọi là giao thức mạng hoặc giao thức truyền thông) là một bộ quy tắc để xây dựng phương thức cho 2 thực thể liên lạc và trao đổi thông tin trong một hệ thống mạng.
Trong giao thức mạng sẽ bao gồm các quy tắc, cú pháp và ngữ nghĩa, sự đồng bộ trong quá trình truyền thông hay các phương pháp khắc phục lỗi đường truyền. Giao thức mạng được thực thi trên cả phần mềm và phần cứng.
Để hình dung dễ hiểu thì giao thức mạng là ngôn ngữ thiết lập để các thiết bị giao tiếp và hiểu nhau. Không có giao thức mạng các thiết bị không thể giao tiếp với nhau được.
Protocol hay Giao thức mạng hoạt động theo nguyên lý nào?
Giao thức mạng chia các quy trình phức tạp thành các chức năng và nhiệm vụ nhỏ riêng biệt. Trong mô hình mạng tiêu chuẩn OSI bao gồm nhiều giao thức để xử lý các hoạt động ở mỗi lớp mạng.
Nhiều giao thức mạng kết nối với nhau tạo thành bộ giao thức mạng. Bộ giao thức TCP/IP gồm các giao thức trên nhiều lớp: lớp dữ liệu, lớp mạng, lớp truyền tải và lớp ứng dụng – hoạt động.
Các loại giao thức mạng phổ biến hiện nay
Vì là bộ quy tắc cho nên giao thức mạng có rất nhiều loại. Hãy cùng mình xem xem hiện nay có những loại giao thức:
1. Transmission Control Protocol (TCP) hay Giao thức điều khiển truyền vận
Đây là một trong các giao thức cốt lõi và đóng vai trò quan trọng nhất của bộ giao thức TCP/IP. Điểm mạnh của giao thức TCP là khả năng chuyển giao dữ liệu theo thứ tự, chính xác và được kiểm tra lỗi tới điểm nhận.
Các ứng dụng mạng Internet như: Email, World Wide Web,… đều đang sử dụng giao thức TCP.
2. Giao thức Datagram Protocol (UDP)
User Datagram Protocol (UDP) là một giao thức giao tiếp tương tự như TCP nhưng dùng thiết lập các kết nối có độ trễ thấp. Đây cũng là một trong các giao thức quan trọng của bộ giao thức TCP/IP.
UDP gửi các dữ liệu ngắn (datagram) từ máy này tới máy khác không theo thứ tự và có thể bị mất nhưng ưu điểm của nó là nhanh và hiệu quả cao với các tệp dữ liệu ngắn.
3. Giao thức Internet Protocol (IP)
Giao thức Internet Protocol (viết tắt là IP) là giao thức sử dụng để gửi các gói dữ liệu Packet hoặc Datagram không đảm bảo. Tức là các gói dữ liệu có thể đến đích mà không theo thứ tự, hoặc không còn nguyên vẹn hay bị mất hoặc trùng lặp.
Giao thức này sử dụng các quy tắc dưới dạng số hoặc chữ để gửi và nhận tin nhắn từ máy tính này sang máy tính khác.
Trên đây là 3 giao thức phổ biến nhất ngoài ra còn có các giao thức được sử dụng rộng rãi khác như: Hypertext Transfer Protocol (HTTP), File Transfer Protocol (FTP), Secure Shell (SSH),…
Các loại giao thức đều có bộ quy tắc riêng với những mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để đảm bảo được việc giao tiếp giữa các thiết bị theo mục đích cụ thể người ta sẽ sử dụng các bộ giao thức.
Lời kết:
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát về Protocol – Giao thức mạng. Và khi một ai đó nói về cái này các bạn có thể hiểu được bản chất của nó.
Nếu bạn đang tìm hiểu về một giao thức mạng cụ thể nào đó? Hãy để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận để mình trả lời bạn sớm nhất. Xin cảm ơn các bạn đã xem bài viết!