Tạ chống rung là phụ kiện không thể thiếu trong các đường dây truyền tải, thường gặp nhất là đi cùng cáp quang ADSS và cáp quang OPGW, Tạ chống rung là gì? Có tác dụng như thế nào? Và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? hãy cùng VTXVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Công dụng của tạ chống rung cáp quang:
Hiểu đơn giản theo đúng như tên gọi của nó thì công dụng của Tạ chống rung sẽ là chống rung. Vậy nguyên nhân rung của đường dây là gì mà ta phải dùng đến thiết bị chống rung này.
Chúng ta hãy tưởng tượng cáp quang ADSS, OPGW thường được kéo trên các đường cột cao với khoảng cách rất xa, có khi tới vài trăm mét 1 cột. và khi đó, xảy ra tình trạng khi gió thổi qua dây dẫn gây ra sự chênh lệch áp suất. Các phân tử khí chuyển động từ mặt trước dây dẫn đến mặt sau – nơi có áp suất thấp, làm suất hiện những vòng gió xoáy nhỏ. Chúng xuất hiện có tính chu kỳ, lúc mạnh lúc yếu, dưới ảnh hưởng của những vòng gió xoáy nhỏ này dây điện sẽ dao động lên xuống vuông góc với hướng gió.
Cường độ gây rung phụ thuộc vào một số tham số như loại dây dẫn, độ căng, chiều dài, địa hình xung quanh, chiều cao và hướng của đường dây cũng như tần xuất xuất hiện của các luồng gió gây ra rung động.
Độ rung của dây dẫn tạo ra các ứng suất uốn cong theo chu kỳ tại các vị trí kẹp chỗ khóa léo, khóa đỡ…Với dây nhôm lõi thép ACSR các sợi nhôm bên ngoài sẽ chịu lực uốn lớn nhất, nếu tình trạng này kéo dài dây dẫn có thể bị đứt.
Các đường dây trên địa bàn hở và bằng phẳng dễ bị rung hơn là trên địa bàn bị che chắn. Sự rung dây xảy ra khi khoảng cột từ 120m trở lên và đặc biệt nguy hiểm ở các khoảng cột lớn trên 500m vượt sông, vượt đồi hay thung lũng, những nơi thường có chênh lệch áp suất không khí cao, tức có nhiều gió lớn
Để chống rung người ta dùng tạ chống rung treo trên hai đầu dây trong khoảng cột.
Nguyên lý hoạt động của tạ chống rung cáp quang:
Tạ chống rung hoạt động theo nguyên tắc tổng hợp hai dao động (dao động cơ). Nếu hai dao động ngược pha nhau sẽ có xu hướng triệt tiêu nhau. Cái này trong vật lý bạn nào cần thì tìm hiểu hêm
Giả sử khi có gió, đường dây dao động ra khỏi vị trí cân bằng:
Trên đường dây vị trí lắp tạ chống rung sẽ có trọng lượng lớn hơn vị trí không lắp tạ. Nên khi dao động đoạn không lắp tạ sẽ dao động ra biên sớm hơn và có xu hướng chuyển động về vị trí cân bằng trong khi đoạn lắp tạ đang chuyển động ra biên. Do hai dao động này ngược chiều nhau nên sẽ triệt tiêu nhau. Sự uốn cong của các sợi nhôm trong dây dẫn sẽ chà sát vào nhau dẫn đến tiêu hao năng lượng.
Tạ chống rung dây dẫn bao gồm các loại: tạ chống rung dây dẫn ACSR, AAC, ACKP, tạ chống rung cho dây chống sét TK, tạ chống rung cho cáp quang ADSS OPGW với đặc tính gồm hai quả đối trọng nối với nhau bằng đoạn cáp nhôm vặn xoắn giúp tạ chống rung có tính dao động đàn hồi có tác dụng chống rung cho dây dẫn, cáp quang trước ảnh hưởng của gió bão hoặc địa chấn.
Kích thước và hình dạng của hai quả đối trọng và hình học tổng thể của tạ chống rung dây dẫn ảnh hưởng đến lượng năng lượng sẽ bị tiêu hao cho các tần số rung cụ thể. Như đã biết, một khoảng đường dây sẽ rung ở một số tần số cộng hưởng khác nhau dưới ảnh hưởng của một loạt vận tốc gió, thiết kế tạ chống rung hiệu quả phải có tác dụng trong dải tần số dự kiến cho một khoảng đường dây.
Quý bạn và các vị khi đọc hết bài này có lẽ đã hiểu được mọi vấn đề liên quan đến tại chống rung cáp quang, và nếu các bạn có nhu cầu xem cụ thể sản phẩm tạ chống rung vui lòng click vào link này: https://vtxvn.com/san-pham/ta-chong-rung-cap-quang-tren-duong-truyen-tai/
hoặc còn điều gì chưa hiểu quý khách vui lòng comment bên dưới để được trợ giúp. Xin cảm ơn!
Mình xin bổ sung thêm về tạ chống rung nhé:
1. nguyên lý Chống rung:
Đường dây trên không nằm ngoài trời thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão,dây dẫn thường xuyên bị rung động mà bằng mắt thường ta không nhận biết được.Những dao động này được gọi là dao động k. sinh lan truyền trên đường dây tác động lực vào các điểm treo dây. Về lâu dài nếu không khử bỏ những dao động k.sinh thì đây là một nguyên nhân chính gây ra đứt dây.
Chống rung có vai trò tạo ra những dao động ngược pha với dao động k. sinh, có tác dụng triệt tiêu gần như hoàn toàn các dao động k. sinh. Chống rung được lắp hai phía cách điểm treo dây của sứ chuỗi 1m.
2. Cấu tạo:
Chống rung có hình dáng giống như quả tạ tay có trọng lượng từ 3 đến 5kG.
Tạ bù Chống rung
3. Yêu cầu kỹ thuật của chống rung:
– Vật liệu phải có trọng lượng riêng lớn.
– Chịu được điều kiện lâu dài trong môi trường ngoài trời.
– Có kích thước quy chuẩn phù hợp với sứ chuỗi.
– Dễ thi công, có kẹp hãm khi treo trên dây.
– Khi lắp chống rung vào dây dẫn chú ý phải bắt thật chặt bằng kẹp hãm và bu lông làm bằng thép mạ kẽm.