Tính năng DDM, DOM, RGD trên module quang có ý nghĩa gì?
Khi lựa chọn sản phẩm Module quang SFP, chắc hẳn quý vị không còn xa lạ gì với những thông số của module như “DDM”, “DOM”, “RGD”. Tuy nhiên, nếu không phải là dân kỹ thuật chuyên ngành, rất nhiều người sẽ không khỏi bỡ ngỡ và bối rối trước các thông số này, điều này khiến cho việc lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với hệ thống mạng cũng như nhu cầu sử dụng trở nên rất khó khăn, nhiều người mua xong do không có khả năng tích hợp tốt phải đổi, trả lại hàng rất mất thời gian và chi phí. Vậy “DDM”, “DOM” hay “RGD” là gì, những thông số này thể hiện điều gì của module quang?
DDM là gì?
DDM – Digital Diagnostics Monitoring cụ thể là chẩn đoán giám sát kỹ thuật số, là một công nghệ được sử dụng trong SFP thu được sử dụng để cung cấp cho người dùng khả năng theo dõi các thông số thời gian thực của các module quang đang hoạt động. DDM được hiển thị thông qua những số liệu như: công suất đầu ra quang, công suất đầu vào quang, dòng điện phân cực laser và điện áp cung cấp thu phát, v.v.
DOM là gì?
DOM – Digital Optical Monitoring, là viết tắt của giám sát quang học kỹ thuật số. Thông số này có tính năng cho phép người sử dụng có thể nắm bắt được các thông số quan trọng của các module thu phát sóng trong thời gian thực. Người dùng thông qua DOM có thể giám sát các cổng TX (truyền) và RX (nhận) của các mô-đun qua các thông số như: công suất đầu vào/đầu ra, nhiệt độ và điện áp. Thông qua các thông số này, kỹ thuật viên có thể kiểm tra và nắm bắt được tình trạng của các module hiện tại, đảm bảo cho các thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất và phòng tránh được những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Các sản phẩm module quang SFP thu hiện này đều được hỗ trợ đầy đủ chức năng DDM/DOM theo đúng tiêu chuẩn SFF-8472.
RGD là gì?
RGD – rugged transceivers đây là những mô-đun được thiết kế có khả năng tăng cường việc thu, phát sóng. Bên cạnh đó, các sản phẩm này có độ bền cao hơn các loại thông thường và có thể hoạt động dưới nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Module quang – RGD được tính hợp tính năng nâng cao bảo vệ ESD, được mở rộng phạm vi nhiệt độ hoạt động giảm thiểu tối đa các sự cố trong khi hoạt động mà không cần sử dụng thêm các thiết bị bảo vệ bên ngoài.
Thông số khác (thường có đối với các sản phẩm module quang Cisco)
Khi mua các sản phẩm Module SFP của Cisco, thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp dấu “=” ở mã của sản phẩm.
VD: Module quang Cisco GLC-SX-MMD và Module quang Cisco GLC-SX-MMD=
Nếu chỉ thông qua thông số kỹ thuật trên catalog, ta sẽ không thể tìm được sự khác biệt giữa hai sản phẩm có “=” và không “=”. Trong thực tế, “=” là kí hiệu thay thế cho FRU là viết tắt của Field Replaceable Units hay Đơn vị thay thế. Đây là những phần mà có thể được sử dụng như “phụ tùng” hay những phần có khả thay thế khi có hỏng hóng xảy ra. Tuy nhiên, thông thường tại các đại lý chính hãng của Cisco thường không trực tiếp các sản phẩm FRU . Vì vậy, nếu Quý vị có nhu cầu mua module quang “=”, Quý vị phải hỏi kỹ hoặc yêu cầu các đại lý để có được các sản phẩm này.