TTO – Theo báo cáo mới nhât của hãng Nexusguard, Việt Nam xếp thứ 3 thế giới và thứ 2 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về nguồn tấn công từ chối dịch vụ mạng (DoS) trong quý 2 năm 2019. Báo cáo mới nhất về mối nguy hại trong quý 2 năm 2019 cho biết số cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) sử dụng dịch vụ khuếch đại DNS tăng đến 1040,41% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong danh sách các nguồn tấn công nhiều nhất, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 với tỉ lệ 8,7%. trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Việt Nam xếp thứ 2
Theo báo cáo, một nhà mạng của Việt Nam là VNPT đứng thứ 2 trong danh sách các nhà mạng có nguồn tấn công DoS nhiều nhất thế giới với tỉ lệ 6,13%, sau nhà mạng DigitalOcean của Mỹ (16.29%). Các nhà mạng khác như Vietel, FPT có tỷ lệ thấp hơn
Cho một số bạn chưa biết thì Dos có tên đầy đủ là Denial Of Service – là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ. Đây là hình thức tấn công khá phổ biến, nó khiến cho máy tính mục tiêu không thể xử lý kịp các tác vụ và dẫn đến quá tải => die là điều tất yếu. Các cuộc tấn công DOS này thường nhắm vào các máy chủ ảo (VPS) hay Web Server của ngân hàng, tài chính hay là các trang thương mại điện tử…..
Tấn công DOS thường chỉ được tấn công từ một địa điểm duy nhất, tức là nó sẽ xuất phát tại một điểm và chỉ có một dải IP thôi => bạn có thể phát hiện và ngăn chặn được.
DoS là hình thức tấn công đã có từ lâu nhưng nay vẫn được kẻ tấn công ưa thích sử dụng để thực hiện các ý đồ xấu. DoS về cơ bản không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức bị tấn công. DoS có thể được thực hiện với nhiều kỹ thuật khác nhau.
Trong những năm gần đây, phần lớn tin tặc huy động các thiết bị đang mở cổng dịch vụ sử dụng giao thức UDP để thực hiện tấn công. Các thiết bị này có thể bị huy động dễ dàng để thực hiện tấn công DRDoS (Distributed Reflective Denial-of-Service – tấn công từ chối dịch vụ phản xạ phân tán) đem lại hiệu quả tấn công lại rất cao. Rất nhiều giao thức tầng ứng dụng hiện nay đều có điểm yếu, lỗ hổng cho phép thực hiện tấn công này.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, có rất nhiều máy chủ, thiết bị mạng có thể trở thành nguồn phát tán tấn công DRDoS. Trong tuần vừa qua có đến 48.327 (giảm so với tuần trước là 50.820) thiết bị có khả năng bị huy động và trở thành nguồn tấn công DRDoS.