Thanh nguồn PDU là gì?
Thanh nguồn PDU là một trong những phụ kiện không thể thiếu của tủ mạng tủ rack, đây là một loại ổ cắm chuyên dụng được sản xuất để chuyên lắp đặt các thiết bị trong tủ mạng, tủ rack. Thanh nguồn PDU được sản xuất với kích thước phù hợp, đạt tiêu chuẩn chung, phù hợp lắp đặt trong mọi loại tủ rack 19inch.
Thanh nguồn PDU trong tủ rack đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phân phối và quản lý nguồn điện, bảo bảo hệ thống các thiết bị trong tủ hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng quá tải hoặc xảy ra bất kì sự cố nào.
Ngoài ra, với một số sản phẩm thanh nguồn PDU tiên tiến còn được trang bị thêm các chức năng điều khiển từ xa, cho phép người dùng dễ dàng theo dõi quản lý các thiết bị thông qua kết nối TCP/IP.
Hướng dẫn cách chọn thanh nguồn PDU cho tủ mạng, tủ rack
Bước 1: Xác định công xuất nguồn
Dự tính công suất nguồn điện của các thiết bị trong tủ mạng là một bước quan trọng để đảm bảo rằng nguồn điện phân phối đủ và an toàn cho tất cả các thiết bị. Đầu tiên để dự tính công suất nguồn điện của tủ mạng, tủ rack cần liệt kê đầy đủ tất cả các thiết bị trong tủ. Sau đó tìm hiểu trong phần thông số kỹ thuật ở các giấy tờ khi mua kèm sản phẩm hoặc ở các nhãn trực tiếp trên thiết bị để biết được công suất hoạt động của từng thiết bị.
Cộng công suất tiêu thụ của tất cả các thiết bị để có tổng công suất tiêu thụ. Để đảm bảo an toàn và dự phòng cho việc mở rộng các thiết bị tủ mạng, tủ rack trong tương lai, nên thêm phần dư công suất vào tổng công suất tiêu thụ. Thông thường, phần dư này chiếm khoảng 20-30%.
Bước 2: Xác định loại và số lượng phích cắm đầu ra
Trong tủ mạng, tủ rack có chứa rất nhiều các thiết bị mạng với các loại phích cắm khác nhau. Nhưng tuy nhiên, đối với các thiết trong trung tâm dữ liệu thường được thiết kế với ba loại phích cắm chính là C10, C19 hoặc loại phích cắm Universal (UK). Loại phích cắm C13 thường thấy trên các bị máy chủ hoặc switch, loại phích cắm này tương tự như loại phích cắm của các thiết bị dân dụng như ấm nước,…
Phích cắm C19 có khả năng chịu tải dòng điện cao hơn nên được sử dụng cho các thiết bị mạng lớn hơn.
Trước khi đưa ra lựa chọn loại thanh nguồn PDU, cần xác định chính xác số lượng và các loại thiết bị mạng trong tủ mạng, tủ rack để lựa chọn được thanh nguồn PDU phù hợp nhất. Tránh tình trạng loại ổ cắm cần thì không có mà loại ổ cắm có thì lại không cần dùng. Ngoài ra, nên lựa chọn loại thanh nguồn PDU có số lượng ổ cắm lớn hơn số lượng các thiết bị hiện tại để trong tương lai, khi có nhu cầu mở rộng các thiết bị mạng, không cần phải tốn thêm chi phí thay thế và công sức tháo dỡ lắp đặt lại.
Bước 3: Xác định loại và số lượng phích cắm đầu vào
Trước khi xác định loại và số lượng phích cắm đầu vào cần xác định loại pha điện. Điện áp phổ biến trên các thiết bị thường là 240V hoặc 400V và có thể sử dụng nguồn điện một pha hoặc ba pha. Tiếp theo, cần tính toán tổng công suất tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong tủ rack. Ví dụ, giả sử tủ rack chứa các thiết bị như router (50W), switch (100W), 2 server (800W), firewall (75W), UPS (30W), PDU (10W), thiết bị lưu trữ (150W), và thiết bị làm mát (200W), tổng công suất tiêu thụ sẽ là 1415W. Thêm một phần dư công suất 30% để đảm bảo an toàn và khả năng mở rộng, công suất tổng cộng sẽ là khoảng 1840W.
Dựa trên yêu cầu công suất này, lựa chọn loại phích cắm và ổ cắm đầu vào phù hợp. Các PDU 10amp và 16amp thường sử dụng phích cắm C14 hoặc C20, trong khi PDU 16amp trong môi trường trung tâm dữ liệu thường sử dụng phích cắm EC309 (commando). Đối với tải cao hơn yêu cầu đầu vào 32amp, các PDU thường sử dụng phích cắm commando 32amp. Ví dụ, với điện áp trang web là 240V và yêu cầu công suất khoảng 1840W, có thể lựa chọn PDU 16amp với phích cắm EC309 (commando).
Nếu tổng công suất yêu cầu vượt quá khả năng của một PDU, cần lắp đặt thêm các PDU trên các mạch riêng biệt để đảm bảo không bị quá tải.
Bước 4: Bổ sung các tính năng cần thiết cho thanh nguồn PDU để dễ dàng quản lý các mạch nhánh
Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý các thiết bị mạng trong tủ rack mà các loại thanh nguồn PDU hiện nay còn được trang bị thêm nhiều tính năng tiên tiến. Thanh nguồn có thể được trang bị thêm màn hình hiển thị LCD hoặc màn hiển thị Led với các thông số về điện năng tiêu thụ, công suất hoạt động và một số thông tin khác giúp người dùng có thể quản lý các thiết bị mạng hoạt động ổn định nhất, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các thiết bị và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, quản lý các mạch nhánh.
Thanh nguồn PDU còn có khả năng bảo vệ các bị trong tủ rack. Khi bị quá tải điện, thanh nguồn PDU có thể tự động ngắt nguồn điện để có thể kịp thoài xử lý và phòng tránh cháy nổ, đảm bảo an toàn. Tính năng quản lí tập trung của thanh nguồn PDU còn có thể theo dõi, giám sát môi trường thông qua hệ thống cảm biến được tích hợp sẵn.
Xem thêm:
Những lưu ý khi lựa chọn mua tủ mạng, tủ rack mà bạn cần biết