RS485 là gì?
RS485 là giao thức thường được lựa chọn sử dụng khi một mạng cần phải chuyển các khối nhỏ thông tin trên một khoảng cách dài. Các nút mạng có thể là máy tính cá nhân, vi điều khiển, hoặc bất kỳ thiết bị có khả năng truyền thông nối tiếp không đồng bộ. So với Ethernet và giao diện mạng khác, phần cứng và giao thức yêu cầu của RS485 cũng đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn.
Năm 1983, Hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) đã phê duyệt một tiêu chuẩn truyền cân bằng mới có tên gọi là RS485. Đã được chấp nhận một cách rộng rãi và sử dụng phổ biến trong công nghiệp, y tế, và dân dụng. Có thể coi chuẩn RS485 là sử phát triển của chuẩn RS232 trong việc truyền dữ liệu nối tiếp. Những bộ chuyển đổi RS232/RS485 cho phép người sử dụng bất kỳ thiết bị mà sử dụng liên kết nối tiếp RS232 thông qua RS485. Liên kết RS485 được hình thành cho việc thu nhận dữ liệu ở khoảng cách xa cũng như điều khiển cho những ứng dụng hay máy móc. Những đặc điểm nổi trội của RS485 là nó có thể hỗ trợ một mạng lên tới 32 trạm thu phát trên cùng một đường truyền, tốc độ baud có thể lên tới 115.200 cho một khoảng cách là 4000feet (tương đương 1200m).
Phương thức truyền tải dữ liệu của giao thức RS485
Giao thức truyền tải dữ liệu của RS485 là truyền dẫn cân bằng. Hệ thống truyền dẫn cân bằng bao gồm có hai dây tín hiệu A,B và không có dây mass. Sở dĩ được gọi là cân bằng là do tín hiệu trên dây này ngược với tín hiệu trên dây kia. Nghĩa là nếu sợi dây này đang phát mức cao thì dây kia phải đang phát mức thấp và ngược lại.
Với kiểu truyền cân bằng và các dây được xoắn lại với nhau nên ngay cả khi xảy ra hiện tượng nhiễu ở dây này thì cũng xảy ra ở dây kia, tức là hai dây cùng nhiễu giống nhau. Điều này làm cho điện áp chênh lệch giữa hai dây thay đổi không đáng kể nên tại nơi thu vẫn nhận được tín hiệu đúng nhờ tính năng đặc biệt của bộ thu đã loại bỏ nhiễu. Liên kết RS485 được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay, nơi mà môi trường dễ bị ảnh hưởng nhiễu điện từ và tính ổn định của hệ thống là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa ở tốc độ cao cũng rất được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm giao tiếp được trải ra trên diện rộng.
Những ưu nhược điểm của giao thức RS485 là gì?
Cách thức truyền tín hiệu của giao thức RS485 hoạt động theo nguyên lý hoàn toàn khác so với giao thức RS232. RS485 tận dụng khoảng chênh lệch dòng điện áp giữa 2 dây. Chính nhờ ưu thế này mà khi xảy ra tình trạng sụt điện áp nó sẽ sụt đều trên cả 2 dây, điều này sẽ giúp cho tín hiệu luôn ổn định. Mà việc sụt áp chỉ xảy ra trong tình trạng đường dây truyền đi xa khu vực lắp thiết bị đo. Bên cạnh đó, RS485 còn có một ưu thế nổi trội bằng cách kết nối nhiều điểm trên 2 dây dẫn giúp tiết kiệm khá nhiều thiết bị lắp đặt mà vẫn ổn định đường truyền; dữ liệu đi về chuẩn xác. Từ đó giảm chi phí doanh nghiệp.
Mặc dù 1 bộ chuyển đổi RS485 chỉ liên kết tối đa 32 thiết bị. Tuy nhiê,; nhiều bộ rs485 lại có khả năng truyền dữ liệu chung trên 2 dây tín hiệu (Tức là chúng có thể móc nối với nhau thông qua đường truyền tín hiệu trên 2 dây). Giá thành của một thiết bị cho ra dòng rs485 khá thấp và dữ liệu truyền về có độ tin cậy cao nên vẫn được nhiều người sử dụng.
Tốc độ baud truyền dữ liệu của dòng RS485 lên tới 10Mbps ( 115,200) và khả năng kéo đường dây max 1200m ( tương đương với 4000 feet ) trong khi tín hiệu vẫn ổn định. Qua hình thể hiện cho thấy tốc độ truyền thông của tín hiệu rs485 nhanh gấp hai lần RS232.
Điểm khác nhau giữa RS485 và RS232
Chuẩn kết nối RS-485 sử dụng chênh lệch điện áp giữa 2 dây A và B để phân biệt logic 0 và 1 chứ không so với dây mass nối đất. Khi truyền tín hiệu xa, nếu có sụt áp thì đồng thời sụt trên cả 2 dây nên tín hiệu vẫn đảm bảo truyền một cách ổn định.
Chuẩn RS-232 trong cấu hình đấu ghép tối thiểu sử dụng 3 dây : TX(truyền), RX(nhận) và GND (đất) , trong đó trạng thái logic của tín hiệu sử dụng mức chênh áp giữa TX hoặc RX so với dây đất GND.
=>Do vậy RS-485 cho phép hệ thống có thể truyền tín hiệu xa , ổn định cũng như tốc độ nhanh hơn hẳn so với chuẩn RS232.
Ngoài ra, chuẩn RS-485 cho phép liên kết đa điểm, gồm nhiều đối tác truyền thông trong 1 mạng, RS-232 chỉ đấu ghép điểm – điểm, trực tiếp giữa 2 đối tác truyền thông.
Ứng dụng của chuẩn kết nối RS-485 hiện nay
Các loại cáp điều khiển RS-485 hiện được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống tự đống hóa, đặc biệt là hệ thống điều khiển từ xa VFD (hay còn có tên gọi khác là biến tần). Cụ thể, chúng ta đang theo dõi một máy bơm nước làm đầy một bồn chứa. Với hệ thống RS485, người sử dụng hoàn toàn có thể giám sát và điều khiển máy bơm từ trung tâm điều khiển từ xa.
Chi tiết hơn, chúng ta có hệ thống gồm HMI được kết nối với PLC (viết tắt của bộ điều khiển logic có thể lập trình được) thông qua cổng giao tiếp RS485. PLC cũng được kết nối với VFD thông qua cáp điều khiển RS485. PLC được lập trình để theo dõi mức nước trong bồn chứa, thiết bị này cũng cho phép kiểm soát dòng chảy thủ công nếu cần thiết.
Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể tăng tốc VFD để có thể kiểm soát tốc độ của máy bơm nước đó từ xa. Tất cả tín hiệu điều khiển sẽ được truyền giữa các thiết bị thông qua cáp điều khiển RS485.
Vậy mua cáp điều khiển RS485 ở đâu chính hãng, chất lượng
Trên thị trường hiện nay, không chỉ riêng các sản phẩm cáp mạng, cáp quang mà cáp điển khiển RS485 cũng là một trong số các loại vật tư được rất nhiều người tìm mua và gần như không thể thiếu trong bất cứ hệ thống mạng công nghiệp nào hiện nay. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường khiến rất nhiều các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng ngày một tăng lên, điều này khiến không ít người hoang mang và phân vân trong việc lựa chọn các sản phẩm cáp điều khiển RS485.
Hiện tại, Viễn Thông Xanh là một trong những đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm cáp điều khiển RS485 hay các sản phẩm cáp điều khiển nói chung khác của rất nhiều thương hiệu như: cáp điều khiển Alantek, cáp điều khiển Belden, cáp điều khiển Altek Kabel,… với đầy đủ CO, CQ hỗ trợ cho các dự án trong và ngoài nước. Liên hệ ngay với Viễn Thông Xanh để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất